Hướng dẫn chăm sóc da sau khi nặn mụn
Mụn trứng cá là tình trạng gặp phải ở rất nhiều người. Việc điều trị mụn trứng cá phổ biến là việc lấy nhân mụn. Tuy nhiên nếu không biết cách chăm sóc da sau khi nặn mụn, rất dễ hình thành sẹo và gây ra nhiễm trùng trên da.
Nguy cơ tổn thương da sau khi nặn mụn
Mụn là một trong những dấu hiệu cảnh báo da đang bị viêm nhiễm. Và sau khi lấy nhân mụn, nếu bạn không có bước phục hồi da sau nặn mụn thì vùng da mụn có thể gặp nhiều tổn thương. Dưới đây là những nguy cơ tổn thương da sau nặn mụn thường gặp mà bạn cần phải biết:
Thâm mụn: đây là tổn thương dễ nhận biết nhất sau khi nặn mụn. Nguyên nhân thâm mụn là do da bị viêm nhiễm và tăng tổng hợp sắc tố melanin. Vết thâm có thể tồn tại từ 3 tháng tới 2 năm nếu không dùng sản phẩm làm mờ thâm mụn.
Sẹo mụn: có thể xuất hiện khi dùng lực mạnh trong quá trình nặn mụn làm lớp da bên dưới bị tổn thương. Sẹo chỉ có thể mờ đi mà khó có thể loại bỏ hoàn toàn như thâm mụn.
Nhiễm trùng: vùng da nặn mụn dễ bị tấn công bởi vi khuẩn nếu không được làm sạch đúng cách. Nhiễm trùng khiến da bị sưng đỏ, đau đớn và có thể chảy dịch mủ. Lỗ chân lông to: là vấn đề hay gặp ở người thường xuyên nặn mụn. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến mụn dễ quay trở lại.
Nguyên tắc phục hồi da sau khi nặn mụn
1. Làm sạch da
Sau khi nặn mụn, da trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn. Các nốt mụn sau khi nặn cũng được coi là vết thương hở nhỏ. Do đó, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây ra viêm nhiễm. Vì vậy, làm sạch da là nguyên tắc quan trọng để phục hồi da sau nặn mụn.
Các sản phẩm rửa mặt có thể loại bỏ bụi bẩn, cặn trang điểm nhưng không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn. Chính vì thế, để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng bạn cần sử dụng dung dịch sát khuẩn thích hợp. Ví dụ như sử dụng nước muối sinh lý. Các bạn thấm bông tẩy trang hoặc khăn vải khô đa năng thấm nước muối sinh lý vắt nhẹ bớt nước, rồi sau nhẹ nhàng trên da cho sạch bụi bẩn.
Tiêu chí để lựa chọn dung dịch sát khuẩn cho da mụn:
- Khả năng sát khuẩn nhanh, mạnh, tiêu diệt 100% vi khuẩn gây mụn, đặc biệt là vi khuẩn P. acnes.
- Thành phần lành tính, không chứa cồn, hương liệu.
- Không gây khô da, kích ứng da.
- Không chứa corticoid, kháng sinh, không gây đề kháng.
- An toàn tuyệt đối cho mọi làn da, kể cả da nhạy cảm.
Dựa trên các tiêu chí khắt khe này, các dung dịch sát khuẩn thông thường như cồn y tế, oxy già, povidone – iod,… không phải giải pháp an toàn cho da mụn. Mặc dù tác dụng tương đối mạnh nhưng các sản phẩm này dễ gây xót, kích ứng da và cản trở quá trình phục hồi thương tổn.
Các bạn có thể sử dụng muối sinh lý, nước suối đóng chai. Thấm bông tẩy trang hoặc khăn giấy đa năng vào nước muối sinh lý/ nước muối đóng chai, vắt nhẹ bớt nước rồi sau đó nhẹ nhàng lau sạch bụi bẩn trên da.
2. Dưỡng ẩm cho da
Dưỡng ẩm cho da sau bước làm sạch cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tuy loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, vi khuẩn trên da nhưng quá trình làm sạch da cũng lấy đi một phần độ ẩm tự nhiên trên da. Vì vậy, da có thể bị khô căng, thậm chí hơi ửng đỏ và nóng rát. Lúc này, bổ sung độ ẩm từ bên ngoài là biện pháp nhanh nhất giúp làm dịu da.
Việc cấp ẩm phải thực hiện đều đặn hàng ngày kể cả khi mụn đã khỏi hẳn. Khi da đủ độ ẩm sẽ tạo nên hàng rào bảo vệ vững chắc ngăn ngừa mụn quay trở lại.
Vì da còn yếu nên bạn cần chọn những sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần là HA, B5 – là những thành phần phục hồi da an toàn và cũng hiệu quả nhất trong số những hoạt chất hiện có trên thị trường. Cả 2 thành phần này có thể tìm thấy tại cùng một sản phẩm như serum cấp nước The Ordinary Hyaluronic Acid 2% + B5
Các bước dưỡng da sau khi nặn mụn
Từ 2 nguyên tắc phục hồi da sau nặn mụn ở trên, bạn cần có một quy trình chăm sóc da hiệu quả. Dưới đây là gợi ý các bước dưỡng da để làn da phục hồi nhanh chóng sau khi nặn mụn.
Tẩy trang và rửa mặt
Khi mới nặn mụn xong, bạn không nên dùng sữa rửa mặt ngay. Bởi vì các chất làm sạch trong sữa rửa mặt có thể khiến da bị tổn thương nặng hơn. Để làm sạch da, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý. Đây là dung dịch làm sạch da dịu nhẹ, an toàn và có khả năng thấm sâu vào trong da. Sau khoảng 1 – 2 ngày, bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch da.
Cách lựa chọn sữa rửa mặt cho da sau nặn mụn: Không dùng sữa rửa mặt chứa cồn, hương liệu, chất bảo quản, xà phòng,… Những thành phần này có thể gây khô da, kích ứng và tăng nguy cơ bị mụn trở lại. Lựa chọn sản phẩm dạng gel, ít bọt, không chứa hạt. Bạn nên dùng sữa rửa mặt có độ pH từ 4,5 – 6. Đây là pH lý tưởng cho làn da mụn.
Nổi tiếng về độ lành tính với làn da, không cồn, không hương liệu có thể kể đến gel rửa mặt Simple và sữa rửa mặt SVR Sebiaclear Gel Moussant. Công thức dạng gel dịu nhẹ, tạo bọt nhẹ nhàng, không chứa các thành phần làm sạch mạnh mẽ quá nên rất phù hợp với những làn da mới nặn mụn
- Nước Tẩy Trang Derladie Cleansing Water Micellar Witch Hazel: chiết xuất từ cây phỉ giúp làm sạch da mụn và có bổ sung thêm những thành phần giúp kiềm viêm cho da như vỏ liễu, nấm tuyết, rau sam, hạt sen
- Tẩy trang Bioderma xanh cho da dầu mụn: được sản xuất với công nghệ hạt phân tử Mixen (Micellar Water) với những nhóm phân tử siêu nhỏ có đầu ưa nước và đuôi kị nước có khả năng hòa toàn dầu nên dễ dàng làm sạch những bụi bẩn sâu nhất, không để các vi khuẩn do bụi bẩn trên da có cơ hội xâm nhập sâu hơn.
- Nước Tẩy Trang SVR Sebiaclear Eau Micellaire Cho Da Dầu Mụn, Nhạy Cảm: Phức hợp Fluidactiv™ có tác dụng điều hòa chất lượng bã nhờn và Hợp chất D.A.F làm tăng khả năng chịu đựng của da, giúp da khỏe hơn.
2. Dùng toner, mặt nạ và serum
Toner hoặc mặt nạ là hai sản phẩm cấp ẩm nhẹ. Công dụng chính của toner và mặt nạ là làm dịu da nhanh chóng, hạn chế khô da và cảm giác nóng rát. Đồng thời, hai sản phẩm này sẽ tạo điều kiện cho các dưỡng chất trong serum hoặc kem dưỡng thấm sâu vào trong da.
Serum nên dùng sau khi nặn mụn là serum dưỡng ẩm, phục hồi da và có tác dụng hỗ trợ ngừa mụn, giảm thâm. Bạn không nên lựa chọn các loại serum chống lão hóa trong trường hợp này.
Dựa theo tình trạng da sau nặn mụn, bạn cần lưu ý khi lựa chọn và sử dụng toner, mặt nạ và serum như sau:
- Không sử dụng sản phẩm chứa cồn khô, dimethicone, dầu khoáng, hương liệu.
- Lựa chọn sản phẩm có chiết xuất tự nhiên như lô hội, tràm trà, hoa cúc, rễ cam thảo,…
- Không nên dùng sản phẩm này thay thế kem dưỡng ẩm chuyên sâu.
3. Sử dụng kem dưỡng ẩm
Đây là bước cuối cùng khi phục hồi da sau nặn mụn. Lớp kem dưỡng ẩm sẽ giúp giữ lại tất cả những dưỡng chất ở trên da lâu hơn. Đồng thời, da được duy trì độ ẩm sẽ nhanh chóng được hồi phục.
Kem dưỡng ẩm dành cho da mụn nên chứa các thành phần như hyaluronic acid, glycerin, panthenol (vitamin B5),… Bạn có thể lựa chọn sản phẩm của các hãng mỹ phẩm nổi tiếng như Bioderma với kem dưỡng Bioderma Cicabio Creme
4. Bảo vệ da bằng kem chống nắng
Sau khi nặn mụn, da còn non yếu rất dễ bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời. Tia UV có thể làm tăng sắc tố melanin, gây ra vết thâm và nám da sau mụn. Do đó, sử dụng kem chống nắng là việc bắt buộc khi ra ngoài.
Kem chống nắng có tác dụng bảo vệ da tốt nhất nên có chỉ số SPF từ 30 trở lên và PA +++. Mỗi loại kem chống nắng có thời gian bảo vệ da khác nhau, khoảng từ 2 – 4 giờ. Sau thời gian đó, bạn cần thoa lại kem chống nắng lần 2 để duy trì lớp màng chắn tia UV
Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm kem chống nắng có khả năng bảo vệ cao đang được bán chính hãng tại UIB Store tại đây: https://uibstore.com/danh-muc-san-pham/lam-sach-da/san-pham-dac-tri/kemchongang/
Một vài lưu ý khi chăm sóc da sau khi nặn mụn
Bên cạnh những hướng dẫn skincare trên thì để không ảnh hưởng kết kết quả phục hồi da sau nặn, các bạn cũng cần lưu ý thêm các điều sau:
- Không chạm tay lên mặt. Đây là nguyên tắc cơ bản để hạn chế lây nhiễm vi khuẩn từ tay lên da mặt. Nếu bạn có thói quen này thì hãy thường xuyên rửa tay sạch sẽ và tập bỏ thói quen từ từ.
- Hạn chế trang điểm: các cặn trang điểm rất dễ lấp đầy lỗ chân lông gây bít tắc. Nếu trang điểm quá nhiều, da không thông thoáng có nguy cơ xuất hiện mụn trở lại.
- Không tẩy tế bào chết: khi vừa mới nặn mụn, da trở nên mỏng manh, nhạy cảm. Các sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý hay hóa học đều gây tổn thương da nặng hơn.
- Không bóc vảy mụn: việc này có thể gây chảy máu. Đồng thời, lớp da non bên dưới không được bảo vệ dễ dàng chuyển thành vết thâm mụn. Vì vậy, bạn nên để vảy tự bong ra.
- Ăn uống hợp lý: bổ sung rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa protein thực vật,… Bạn nên hạn chế đồ cay nóng, thực phẩm dễ gây sẹo như rau muống, xôi, thịt gà,… và bia rượu, thuốc lá.
- Thay đổi chế độ sinh hoạt: ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, không làm việc quá sức, tránh căng thẳng, mệt mỏi, uống đầy đủ nước, thường xuyên giặt khăn mặt, chăn, gối,…
Dưỡng da sau nặn mụn không quá khó nhưng bạn cần kiên trì tuân thủ nguyên tắc làm sạch và dưỡng ẩm cho da. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với những bạn đang và có ý định đi nặn mụn.
UIB Store