Làm Đẹp

Hướng dẫn cách tẩy tế bào chết cho body tại nhà

Chúng ta thường chăm sóc da mặt rất cầu kỳ nhưng lại quên mất rằng body cũng cần được quan tâm tỉ mỉ. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mụn lưng, viêm chân lông, lông mọc ngược, da sần sùi, khô sạm là bởi chúng ta không tẩy tế bào chết cho cơ thể. Đây là một quy trình khá đơn giản nhưng đôi khi lại bị lược bớt hoặc thực hiện không đúng cách.

Hướng dẫn tẩy da chết theo từng vùng trên cơ thể

1. Tẩy tế bào chết vùng cổ

Nhiều bạn đã bỏ qua vùng da này khi thực hiện tẩy tế bào chết. Nhưng đây là vùng da vừa nhạy cảm vừa dễ bị tác động bởi yếu tố lão hóa. Do đó, vùng da này cũng cần phải được tẩy da chết bằng những tác động nhẹ nhàng để thúc đẩy sản sinh tế bào mới, làm chậm quá trình lão hóa da.

Khi thực hiện tẩy da chết cho vùng cổ, bạn hãy massage nhẹ nhàng từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong theo hình xoắn ốc, lặp lại từ 3 – 4 lần để loại bỏ lớp sừng hóa, giúp da sạch – sáng mịn.

Vùng da cổ dễ bị lão hóa nên cần tẩy da chết để thúc đẩy sản sinh tế bào mới

2. Tẩy da chết vùng lưng, ngực

Mặc dù vùng  da ở lưng và ngực không phải là vùng da mỏng dễ nhạy cảm nhưng lại dễ bị dị ứng và nổi mụn, viêm nang lông. Khi cơ thể có sự thay đổi về nội tiết tố hay chỉ đơn giản là thay đổi thời tiết, 2 vùng da này thường xuất hiện rất nhiều mụn.

Chính vì vậy, ngoài việc tắm rửa sạch sẽ, thiết lập chế độ sống khoa học bạn cần tẩy tế bào chết theo định kỳ cho vùng da này. Ưu tiên chọn những sản phẩm tẩy da chết chứa những thành phần dưỡng ẩm cho da.

3. Tẩy tế bào chết vùng bàn tay, cùi chỏ và cánh tay

Vùng da ở bàn tay và cùi chỏ thường da khá dày và phải chịu nhiều tác động có hại trực tiếp từ môi trường như: bụi bẩn, ánh nắng mặt trời, khí thải … nên chúng thường bị xỉn màu và thô ráp.

Vùng da này nên được tẩy da chết kỹ, massage theo vòng tròn quanh cùi chỏ để loại bỏ được lớp da chết sần sùi xỉn màu.

Cần tẩy da chết kỹ phần cùi chỏ

1.4 Tẩy tế bào chết vùng da đùi, chân

Nhiều bạn đã loại bỏ “vi ô lông” để có thể tự tin diện bikini, váy ngắn, quần sooc… Tuy nhiên chính điều này đã vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm lỗ chân lông, lông mọc ngược. Thực hiện tẩy da chết đúng cách và khử khuẩn để có thể loại bỏ tình trạng viêm lỗ chân lông, ngăn chặn da bị tổn thương.

Cần tẩy da chết cẩn thận khi đã loại bỏ "vi ô lông" trên cơ thể

Tẩy da chết body nên chọn loại nào?

Có 2 loại tẩy da chết thường gặp đó là:

  • Tẩy da chết vật lý: Trong đó có hỗn hợp công thức tẩy tế bào chết thiên nhiên từ đường, mật ong, dầu dừa, cà phê, cám gạo,… hoặc những sản phẩm peeling gel có lẫn hạt bên trong.
  • Tẩy da chết hóa học: Thường là các sản phẩm bôi trực tiếp trên da tan trong nước (AHA) hoăc tan trong dầu (BHA). Những dạng này thường được sử dụng cho mặt là chính. Độ làm sạch và tẩy tế bào chết của BHA vượt trội hơn vì nó có khả năng làm sạch sâu trong lỗ chân lông, rất thích hợp sử dụng với những ai có làn da bị viêm chân lông, mụn. Tuy nhiên, những sản phẩm này lại không thích hợp với người có da nhạy cảm, dễ nổi mẩn đỏ.

Do da body có cấu tạo dày hơn vùng da mặt nên tẩy da chết dạng vật lý thường được lựa chọn. Tẩy da chết vật lý dạng chà (scrub) tạo ma sát để làm bong tróc lớp tế bào sừng và da chết khỏi cơ thể, giúp cho tế bào da mới nhanh chóng tái tạo và mềm mại hơn.

Xem thêm tẩy tế bào chết Soap and Glory chứa hạt tẩy da chết nhỏ li ti và thành phần chứa nhiều dưỡng chất dưỡng ẩm cho da: https://uibstore.com/san-pham/tay-da-chet-soap-glory-buff-and-ready-scrub-300ml/ 

Tế bào chết Soap and Glory Buff and Ready Scrub

Nếu gặp tình trạng mụn lưng, mụn tay hoặc mụn mông, bạn có thể kết hợp tẩy da chết vật lý với sữa tắm có thành phần than hoạt tính. Bởi than hoạt tính (than tre) có khả năng làm sạch bã nhờn trên da, thải độc, làm lỗ chân lông thông thoáng. 

Quy trình chuẩn khi tẩy da chết body tại nhà

  1. Tắm sạch toàn bộ cơ thể với nước ấm để làm giãn nở các lỗ chân lông. Với phần biểu bì cứng như đầu gối, khuỷu tay, khuỷu chân, gót chân bạn nên ngâm nước lâu hơn.
  2. Tắm sạch cơ thể với sữa tắm.
  3. Cho lượng tẩy tế bào chết lên cơ thể, rồi nhẹ nhàng massage từ vùng cổ xuống tay, body, chân khoảng 10 phút.
  4. Tắm sạch với nước, không cần sử dụng sữa tắm, lau khô cơ thể.
  5. Sử dụng kem dưỡng ẩm và hạn chế ra ngoài nắng ngay sau khi tẩy tế bào chết.

Một số câu hỏi thường gặp khi tẩy da chết tại nhà 

1 tuần nên tẩy tế bào chết body mấy lần?

Theo các chuyên gia hàng đầu về chăm sóc da, việc thực hiện tẩy da chết cho body là cần thiết nhưng không phải thực hiện càng nhiều càng có lợi. Để xác định được tần suất tẩy da chết trong một tuần, trước tiên bạn cần xác định xem mình thuộc loại da nào, có bị kích ứng với môi trường không…

Thông thường, mỗi tuần chỉ nên tẩy tế bào chết body 1 -2 lần/tuần. Vì nếu thực hiện với tần suất quá dày sẽ khiến da body nhạy cảm và khô hơn từ đó gây phản tác dụng. Nếu bạn có da nhạy cảm thì chỉ nên tẩy da chết 1 lần/tuần.

Chăm sóc da như thế nào sau khi tẩy tế bào chết toàn thân? 

Sau khi tẩy da chết, da thường có xu hướng nhạy cảm hơn vì thế việc chăm sóc và bảo vệ da là điều rất cần thiết. Bạn nên lưu lại những gợi ý dưới đây:

  • Thoa kem dưỡng thể sau khi tẩy da chết toàn thân
  • Che chắn, bảo vệ, sử dụng kem chống nắng cho body khi đi ra ngoài da khi ra ngoài
  • Tuyệt đối không tẩy, cạo lông trước và sau khi tẩy da chết 1 tuần
  • Sau khi tẩy da chết lưu ý không xông hơi. 

Để có làn da mịn màng khỏe đẹp, tẩy da chết định kỳ thôi là chưa đủ, bạn còn cần chăm sóc da từ bên trong bằng việc bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin và uống đủ nước mỗi ngày. 

UIB Store