Rụng tóc là tình trạng mà chúng ta bắt gặp hằng ngày. Với số lượng sợi tóc rụng dưới 100 sợi một ngày thì đây chỉ là tình trạng sinh lý bình thường của cơ thể. Nhưng nếu số lương rụng tóc nhiều hơn con số kia thì đã đến lúc bạn quan tâm hơn đến sức khỏe da đầu và mái tóc của mình. Vậy nguyên nhân gây ra rụng tóc nhiều là gì? Đó có phải là bệnh không? Chúng ta có thể khắc phục tình trạng trên ngay tại nhà được không> Hãy cùng UIB Store tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân rụng tóc nhiều do đâu?
1. Tóc không được cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất
Muốn tóc chắc khỏe thì việc bổ sung dưỡng chất cho tóc cũng là một điều không thể bỏ qua. Điều đó có nghĩa là khi cơ thể bị thiếu dưỡng chất thì tóc cũng không thể khỏe mạnh. Đặc biệt, một số loại vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho tóc, thiếu những chất này, tóc sẽ rụng dần và trở nên thưa thớt.
- Sắt: thiếu sắt ở phụ nữ tiền mãn kinh là một trong những nguyên nhân chính gây rụng tóc và báo hiệu một số bệnh lý tiềm ẩn. Sắt góp phần sản xuất hemoglobin giúp cung cấp chất dinh dưỡng và oxy đến các nang tóc. Nếu không có đủ sắt, tóc sẽ không phát triển và ngày càng mỏng đi. Phụ nữ có kỳ kinh ra lượng máu nhiều cũng có thể bị thiếu máu do thiếu sắt.
- Vitamin D: Vitamin D có mối liên hệ chặt chẽ với sự tăng trưởng của tóc. Vitamin này thuộc nhóm hợp chất hòa tan tác động tích cực đến sự phát triển và nuôi dưỡng tóc. Thiếu hụt vitamin D có thể gây rụng tóc, khiến tóc mỏng và yếu hơn.
- Kẽm: Tương tự như sắt, thiếu kẽm khiến tóc dễ bị tổn thương hơn. Kẽm đóng vai trò trong quá trình tổng hợp protein và cân bằng nồng độ hormone. Thiếu chất này sẽ làm tăng hormone DHT (dihydrotestosterone) gây ra tình trạng rụng tóc bất thường. Hơn nữa, thiếu kẽm sẽ kéo theo sự thiếu hụt protein cản trở quá trình phát triển của nang tóc.
- Selen: Một nhiệm vụ của selen là đào thải các kim loại nặng và chống oxy hóa. Do đó, khi thiếu hụt chất này sẽ khiến tóc dễ bị tổn thương do bị các tác nhân bên ngoài môi trường tấn công. Mặt khác, theo các chuyên gia, thiếu selen có thể làm rối loạn hoạt động của tuyến giáp gây suy giáp và rụng tóc.
2. Rụng tóc do đổi hoặc ngưng sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày
Đổi loại thuốc tránh thai hoặc ngừng sử dụng thuốc tránh thai hoàn toàn có thể gây ra tình trạng rụng tóc, một tình trạng tạm thời có thể sẽ khiến tóc bạn rụng mất một chút. Tình trạng rụng tóc sẽ giảm đi trong vòng 6 tháng, sau khi cơ thể bạn thích nghi với việc không dùng thuốc tránh thai.
3. Rụng tóc do bị bệnh
– Bệnh lý tuyến giáp: Rụng tóc là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh lý tuyến giáp. Khi lượng hormone tuyến giáp mất cân bằng sẽ cản trở quá trình trao đổi chất, dẫn đến nhiều nang tóc không hoạt động, từ đó tóc ít mọc và thưa dần.
– Bệnh lý viêm nhiễm da đầu: Các loại nấm tóc ký sinh trên các tế bào chết của tóc và chúng dễ dàng lây lan ra toàn bộ da đầu. Dẫn đến các loại viêm da đầu, nhiễm trùng…. khiến tóc thưa yếu, dễ rụng. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh nấm tóc, bệnh có thể gây rụng tóc từng mảng lớn và có thể dẫn đến hói đầu.
4. Rối loạn nội tiết tố
Đối với phụ nữ khi mang thai, lượng hormone estrogen tăng cao nên có thể mọc tóc nhiều hơn, tăng trưởng nhanh hơn. Nhưng sau khi sinh thì lượng hormone này sẽ giảm để trở về mức bình thường, khi này tóc có thể rụng nhiều hơn. Tình trạng này có thể kéo dài trong khoảng vài tháng.
Đối với những phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, lượng hormone có sự thay đổi lớn nên cũng gây ra tình trạng rụng tóc.
Ngoài rụng tóc, rối loạn nội tiết tố còn có thể dẫn đến mất ngủ, kinh nguyệt không đều, hay đổ mồ hôi ban đêm, tăng cân,…
5. Do căng thẳng
Khi phải đối mặt với stress trong 1 thời gian dài, thần kinh nội tiết sẽ ứng phó lại bằng việc sản sinh ra một chất nhằm bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, chính chất này lại là tác nhân tấn công làm tổn thương tế bào mầm tóc, khiến tóc mọc chậm hơn đồng thời cũng dễ rụng hơn. Lúc này, tóc cũ đã rụng mà tóc mới thì chưa kịp mọc dẫn đến tóc thưa, yếu, thậm chí khiến nhiều người phải đối mặt với nguy cơ hói đầu.
Với tình trạng rụng tóc do căng thẳng các bạn không nên quá lo lắng. Khi thời kỳ căng thẳng qua đi, mái tóc của bạn sẽ giảm hẳn tình trạng rụng tóc và ổn định trở lại.
6. Do sử dụng thuốc
Một số thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh lý tuyến giáp, thuốc chống đông, thuốc điều trị ung thư … có thể gây ra hiện tượng rụng tóc.
Hầu hết tình trạng rụng tóc do thuốc có thể phục hồi sau thời gian dùng thuốc. Do đó, không nên quá lo lắng và căng thẳng, vì stress có thể làm tình trạng trở nên nặng hơn.
7. Do kiểu tóc
Vấn đề rụng tóc với nữ giới còn có thể do quá trình tạo kiểu tóc. Những phụ nữ thường xuyên thắt bím tóc, hoặc buộc tóc quá chặt cũng khiến tóc bị tổn thương và dễ gãy rụng.
Bên cạnh đó, nếu thường xuyên ép óc, uốn tóc, nhuộm tóc bằng hóa chất, những loại hóa chất này sẽ tác động lên da dầu và mái tóc gây hỏng nang tóc và thậm chí là rụng tóc vĩnh viễn.
8. Do tuổi tác và chế độ sinh hoạt độc hại
Theo tuổi tác, sự phát triển của tóc cũng sẽ dần chậm lại. Có những nang tóc sau rụng cũng không còn khả năng phát triển nữa. Điều này có thể khiến tóc mỏng và thưa hơn.
Rụng tóc có thể xuất phát từ chế độ sinh hoạt không lành mạnh, đặc biệt là hút thuốc. Nicotin và các độc tố có trong thuốc lá sẽ đi vào động mạch chủ, gây tắc nghẽn mạch máu, cản trở tới việc cung cấp dưỡng chất nuôi cơ thể và lấy đi những dưỡng chất, oxy có trong máu. Điều này sẽ là cho quá trình cung cấp dưỡng chất tới các nang tóc bị gián đoạn và là nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều.
9. Do di truyền
Rụng tóc do gen di truyền (androgenetic alopecia) là một chứng rối loạn của cơ thể, liên quan đến hormone testosterone. Hormone này tự động chuyển hóa thành một hormone có tên là DHT (dihydrotestosterone). DHT sẽ liên kết với những thụ thể ở nang tóc, gây ảnh hưởng tới tế bào mầm tóc, khiến các tế bào này trở lên suy yếu, làm nang tóc teo nhỏ và biến mất. Bên cạnh đó, Hormone DHT còn có thể kích thích các tuyến bã nhờn làm việc quá mức. Nếu lượng dầu và bã nhờn trên da đầu quá nhiều sẽ khiến cho các sợi tóc dễ gãy rụng.
10. Rụng tóc sau mắc Covid-19
Rất nhiều người gặp tình trạng rụng tóc bất thường sau quá trình phục hồi COVID-19. Tình trạng này thường bắt đầu từ sáu đến tám tuần sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Rụng tóc nhiều có là vấn đề đáng lo ngại?
Tóc rụng nhiều không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây lo lắng về mặt tâm lý mà còn là biểu hiện của một số bệnh lý, thiếu hụt vitamin … Do đó, xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục càng sớm càng tốt là điều rất quan trọng.
Mặc dù có những nguyên nhân gây rụng tóc nhiều chúng ta không thể khắc phục được như do di truyền, tuổi tác, hay đang trong quá trình sử dụng thuốc nhưng với các nguyên nhân còn lại, khi thay đổi thói quen sinh hoạt và bổ sung dưỡng chất cho tóc, thì tình trạng này hoàn toàn có thể được cải thiện ngay tại nhà.
Cách hỗ trợ giảm rụng tóc ngay tại nhà
Chế độ ăn uống giàu Vitamin và khoáng chất cần thiết cho tóc
Những thực phẩm tốt cho tóc mà bạn cần bổ sung:
– Biotin (Vitamin B7): có nhiều trong bột đậu nành, lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt…
– Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm: cá hồi, thịt bò, hàu …
– Omega – 3: đây là chất béo quan trọng mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, chỉ có thể bổ sung bằng thực phẩm hàng ngày như: cá hồi, cá thu, hạt bí ngô, quả óc chó, …
– Sắt: khoáng chất này có nhiều trong thịt đỏ, súp lơ, xà lách …
– Vitamin C: có nhiều trong các loại hoa quả như cam, kiwi, ổi, đu đủ …
– Nước: Cung cấp đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng là cách để cung cấp đủ độ ẩm cho mái tóc khỏe đẹp.
Tránh các tác nhân ô nhiễm tác động lên tóc
Để tránh tình trạng rụng tóc trở nên tồi tệ hơn, các bạn cũng nên chú ý che chắn tóc khỏi các tác nhân có hại từ bên ngoài như mô nhiễm môi trường, khói bụi, gió, nắng nóng. Những tác nhân này sẽ khiến tóc dễ hư tổn, yếu, trở nên dễ gãy rụng hơn.
Sử dụng dầu dừa để trị rụng tóc
Dầu dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin E, các chất chống oxy hóa có lợi cho mái tóc. Đặc biệt giúp ngăn ngừa tóc gãy rụng, chẻ ngọn, hư khô xơ giúp mang lại mái tóc bồng bềnh, mềm mượt.
Để ngăn ngừa rụng tóc, các bạn hãy ủ tóc bằng dầu dừa. Để sử dụng dầu dừa đạt hiệu quả cao, bạn nên làm ẩm tóc, sau đó thoa trực tiếp dầu dừa lên da đầu, massage nhẹ nhàng 20 phút và gội sạch với dầu gội. Nên thực hiện 1 – 3 lần/ 1 tuần để cải thiện tình trạng rụng tóc, và giúp tóc dài mượt trở lại.
Đắp mặt nạ trứng
Lòng trắng trứng gà chứa nhiều dưỡng chất thúc đẩy quá trình mọc tóc như lưu huỳnh, phốt pho, selen, kẽm và protein. Để đắp mặt nạ lòng trắng trứng gà cho tóc, các bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Tách lòng trắng trứng vào bát, thêm một thìa cà phê dầu oliu và mật ong.
- Bước 2: Đánh tan hỗn hợp và thoa đều từ gốc đến ngọn tóc.
- Bước 3: Ủ tóc trong vòng 20 phút và gội sạch lại với dầu gội.
Uống nhiều nước
Mất nước sẽ khiến cơ thể và mái tóc không khỏe. Bạn nên cung cấp đầy đủ lượng nước trong ngày cho cơ thể khoảng 1- 3 lít, hoặc 6 – 8 cốc mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại nước ép trái cây dễ dàng làm tại nhà.
Tập thể dục, ăn uống khoa học
Một trong những phương pháp điều trị rụng tóc tại nhà hiệu quả đó là chế độ ăn uống lành mạnh. Các thực phẩm có lợi cho mái tóc là cải bó xôi, cà rốt, trứng, yến mạch, quả óc chó, đậu lăng, trái cây, sữa chua, khoai lang…
Bên cạnh đó, các hoạt động thể chất sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng rụng tóc. Hãy dành thời gian tập luyện như đi bộ, yoga, chạy bộ hoặc chơi các bộ môn ngoài trời. Điều này sẽ giúp bạn có thể trạng tốt, cùng với mái tóc khỏe mạnh, mềm mượt.
Tránh gội đầu bằng nước nóng
Gội đầu bằng nước nóng dễ gây hư hại cho da đầu và cả tóc, làm giảm lượng dầu tự nhiên của da đầu. Lớp dầu này có nhiệm vụ giữ độ ẩm tự nhiên của tóc, bảo vệ chân tóc. Vì vậy, các bạn nên gội đầu bằng nước ấm, xả tóc ở nhiệt độ nước bình thường.
Không chải tóc khi còn ướt
Sau khi gội đầu, tóc của bạn sẽ rất yếu và dễ rụng vì nang tóc nở ra. Thế nên không được chải tóc khi tóc đang còn ướt. Nếu muốn chải, hãy sử dụng lược răng thưa hoặc sấy tóc thật khô rồi hãy tạo hình cho mái tóc của mình.
Chữa rụng tóc bằng bồ kết
Bồ kết là loại thảo dược tự nhiên từ xa xưa đã được các bà các mẹ tin dùng trong việc chăm sóc tóc, ngăn rụng tóc và kích thích mọc tóc hiệu quả. Tại bồ kết người ta tìm thấy những thành phần như Saponin – hợp chất giúp kháng viêm, tẩy sạch và đặc biệt là trị nấm đầu, Flavonoid giúp nuôi dưỡng và phục hồi mái tóc bị xơ rối, ngăn ngừa gàu và hỗ trợ trị rụng tóc, kích thích mọc tóc hiệu quả.
Trị rụng tóc bằng vỏ bưởi
Vỏ bưởi là một nguyên liệu tự nhiên giúp chăm sóc tóc và ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả. Trong vỏ bưởi có chứa 0,15% tinh dầu, chứa hai thành phần chính là limonine và myrcen nuôi dưỡng tóc bóng mượt, chắc khỏe và hỗ trợ chống rụng tóc, kích thích mọc tóc nhanh hơn.
Sử dụng các sản phẩm kích thích mọc tóc an toàn
Ngoài việc chăm sóc tóc thông qua chế độ ăn uống và che chắn cẩn thận cho tóc, trên thị trường hiện nay còn có thêm rất nhiều các sản phẩm bảo vệ tóc, hỗ trợ cải thiện và duy trì mái tóc khỏe mạnh.
Các bạn nên sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để tránh làm hư tổn thân tóc, chứa những thành phần có lợi cho sự phát triển của tóc như biotin, omega,… Dưới đây là một số gợi ý của UIB Store về các sản phẩm có thành phần an toàn, giàu dưỡng chất nuôi tóc. Các bạn tham khảo nhé
- Cặp gội xả Natural World Argan oil of Morocco 500ml phục hồi tóc. Sản phẩm chứa Vitamin E, Omega 3, Omega 6, Omega 9 giúp phục hồi thần kỳ kể cả với những mái tóc siêu hư tổn, giải quyết nhanh các vấn đề của mái tóc như khô xơ, chẻ ngọn, gãy rụng hoặc xơ rối.
- Cặp gội xả Hairburst 350ml chiết xuất từ bơ và dừa giúp cung cấp những dưỡng chất cần thiết như Pro Vitamin B5, Protein lúa mì thủy phân, Acid Amin, Vitamin E,… cho tóc chắc khỏe từ chân tóc, từ đó ngăn ngừa tình trạng gãy rụng, hỗ trợ tóc mọc dài hơn, chắc khỏe hơn.
Đối với tình trạng rụng tóc do bệnh lý, do thay đổi Hormone, rụng tóc nhiều thành từng mảng thì các bạn nên tìm đến chỉ dẫn bác sĩ để có những biện pháp cải thiện tình trạng rụng tóc một cách khoa học và an toàn nhé!